Đến Thung Nham trải nghiệm sinh thái '3 trong 1'
Nguyễn Huỳnh Tâm Nhi (26 tuổi), quê ở Đồng Nai, lớn lên trong gia đình làm nghề nuôi bè cá. Cuộc sống vốn đã chẳng dư dả, nhưng khi gia đình làm ăn thua lỗ, giấc mơ đại học của Nhi đành gác lại ngay sau khi tốt nghiệp THPT. 18 tuổi, Nhi bắt đầu làm chuyên viên tại một spa, rồi chuyển sang tư vấn thẩm mỹ. Công việc không chỉ giúp Nhi trang trải cuộc sống mà còn là con đường để cô giúp đỡ gia đình vượt qua khó khăn.Hơn một năm rưỡi trước, Nhi bước chân vào thế giới TikTok, nơi cô chia sẻ những câu chuyện đời thường về tình yêu, công việc. Ban đầu, cô gặp không ít trở ngại: khả năng nói chuyện chưa lưu loát, sự tự tin còn thiếu. Nhưng Nhi không bỏ cuộc. Cô mày mò đọc sách, học cách cải thiện bản thân, từ giao tiếp đến ngoại hình. "Thời gian đầu, mình rất ngại, nhưng nghĩ đến gia đình, mình phải cố gắng", Nhi tâm sự.Thành quả đến từ sự kiên trì ấy không nhỏ. Tháng 5.2024, Nhi chi 100 triệu đồng sửa lại căn nhà cho ba mẹ ở quê, nơi ba chị em cô từng lớn lên mà không có nổi một phòng riêng. Giờ đây, cô còn gửi tiền về nuôi em út ăn học. Nhi giờ đã tự tin hơn, trở thành chỗ dựa vững chắc cho gia đình. Dẫu đôi lúc phải đối mặt với những lời khiếm nhã khi livestream, cô chọn im lặng, lấy gia đình làm điểm tựa để vượt qua tất cả.Nguyễn Thị Kim Thoa (25 tuổi), quê Cần Thơ, đầy sự hy sinh cho gia đình. Gia đình vốn chỉ dựa vào đồng lương công nhân của ba mẹ để nuôi hai chị em ăn học. Nhưng biến cố ập đến khi Thoa học lớp 12, mẹ cô phát hiện u nang buồng trứng, phải phẫu thuật. Sức khỏe yếu khiến bà không thể đi làm, gia đình rơi vào cảnh nợ nần đúng lúc Thoa thi đậu Đại học Cần Thơ.Không muốn ba mẹ thêm gánh nặng, Thoa vừa học, vừa làm thêm để phụ giúp gia đình. Ngày tốt nghiệp đại học lẽ ra là niềm vui lớn, nhưng cũng là lúc gia đình vỡ nợ với số tiền hơn 40 triệu đồng, con số vượt xa khả năng chi trả của họ. Thoa đứng ra vay tiền từ người thân để trả nợ, đồng thời gánh thêm trách nhiệm lo cho em gái bước vào đại học. Rời quê, cô lên Bình Dương làm kiểm toán cho một công ty gỗ. Công việc vất vả, áp lực, nhưng Thoa chưa bao giờ than vãn. "Mình chỉ mong gia đình ổn định, em gái được học hành tử tế", Thoa nói.Hành trình của Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (27 tuổi, quê Ninh Bình) bắt đầu từ một tai nạn kinh hoàng của chồng cô là anh Lực. Chồng Nguyệt bị liệt tứ chi sau tai nạn giao thông, mất khả năng tự vệ sinh và ăn uống. Từ một cô gái yếu đuối, Nguyệt buộc phải mạnh mẽ để làm chỗ dựa cho chồng và con gái nhỏ.Một tháng sau tai nạn, Nguyệt đưa anh Lực đến Bệnh viện Phục hồi chức năng T.Ư (Thanh Hóa) để bắt đầu hành trình phục hồi. Những ngày ở viện, cô trải chiếu nằm dưới sàn để trông chồng, con gái thì gửi về ngoại. Anh Lực phải tập lại mọi thứ như một đứa trẻ: ăn, nói, đi đứng. Sau 50 ngày, anh mới tỉnh táo và nói được. 4 tháng sau, anh tự ngồi được. 5 tháng sau, anh đứng lên với đôi chân run rẩy. Nhưng hành trình ấy không hề dễ dàng. "Có lần tập đi, anh mất thăng bằng, mình không giữ nổi, cả hai cùng ngã. Lúc ấy chỉ biết ôm nhau khóc", Nguyệt kể."Chăm chồng khiến mình mạnh mẽ hơn. Dù khó khăn thế nào, chỉ cần hai vợ chồng cùng cố gắng, mọi thứ sẽ tốt lên", cô nói. Hiện anh Lực đã hồi phục tốt, dù nửa người bên trái vẫn yếu. Nguyệt vẫn kiên nhẫn đồng hành, hy vọng một ngày chồng trở lại như xưa.Cuộc sống vẫn còn đó những khó khăn, Ánh Nguyệt nói: "Chỉ cần cùng cố gắng, mọi thứ sẽ tốt lên". Những người phụ nữ ấy không chỉ là trụ cột gia đình, mà còn là minh chứng rằng, trong nghịch cảnh, con người ta có thể tìm thấy sức mạnh để vươn lên, để yêu thương và hy vọng.Những tấm lòng vàng 19.12.2023
Sống không ngừng vươn lên và biết ơn từng hành trình là năng lượng mà Gia Khánh luôn chia sẻ với mọi người. Là chiến binh kiên cường với căn bệnh xương thủy tinh - căn bệnh khiến từng bước đi, từng cử động đều tiềm ẩn nguy hiểm, nhưng không thể làm gãy đi ý chí vững vàng. Trên chiếc xe chở giấc mơ cuộc đời mình, Gia Khánh đến với chương trình Tư vấn mùa thi 2025 do Báo Thanh Niên tổ chức nhằm tìm kiếm thông tin về các ngành học phù hợp.Không chỉ có Gia Khánh, trong chương trình Tư vấn mùa thi lần thứ 27 còn có sự xuất hiện đặc biệt của Huỳnh Phước Bảo Ngân, lớp 12/14 Trường THPT Trần Phú (Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng). Đồng hành cùng Ngân không chỉ có gia đình, bạn bè mà còn có thầy cô luôn kề vai sát cánh trên chặng đường phát triển của mình.
Vision Pro giúp cải tiến quy trình phẫu thuật
Đường hoa TP.Bạc Liêu Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 là công trình nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa lịch sử, văn hóa và những thành tựu kinh tế nổi bật của tỉnh Bạc Liêu. Đường hoa có tổng chiều dài hơn 600 m, trải dọc tuyến đường 30.4, từ đường Võ Thị Sáu đến đường Hà Huy Tập (P.3, TP.Bạc Liêu).Đường hoa tái hiện sự phát triển của Bạc Liêu qua từng giai đoạn, từ những ngày đầu khai hoang mở cõi cho đến sự phồn vinh hôm nay.Phần đầu đường hoa khắc họa hình ảnh ông cha ta trong thời kỳ đầu khai phá vùng đất phương Nam. Không gian được trang trí với những mô hình nón lá, nhà lá, thuyền gỗ - biểu tượng của một thời kỳ gian khổ nhưng đầy quyết tâm. Đất đai được cải tạo từ những đầm lầy chua mặn trở thành những cánh đồng lúa bạt ngàn và vườn cây trái sum suê. Hình ảnh các sản vật đặc trưng như: mãng cầu, măng tây và các loại trái cây vùng nhiệt đới sẽ làm nổi bật sự trù phú của vùng đất Nam bộ.Tiếp nối là không gian văn hóa đặc trưng của Bạc Liêu - nơi con người gắn bó với nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương. Những mô hình người nghệ sĩ biểu diễn với đờn kìm, đờn tranh tạo nên không gian giao thoa văn hóa sống động, nhắc nhớ về những giá trị tinh thần quý báu của vùng đất này.Một khu vực đường hoa sẽ tái hiện không gian hoài niệm với hình ảnh xe lam cũ, xe đạp - những phương tiện gắn bó với đời sống người dân trong những thập niên 1970 - 1980. Đây là khoảng thời gian đầy kỷ niệm, đánh dấu sự giao thoa giữa lối sống mộc mạc và những thay đổi trong xã hội.Bức tranh đường hoa tiếp tục chuyển mình sang hình ảnh những thành tựu kinh tế nổi bật của tỉnh Bạc Liêu hôm nay. Cụ thể, mô hình ngôi nhà khang trang, thiết bị hiện đại từ thập niên 1990 sẽ tái hiện sự đổi thay trong đời sống người dân. Điểm nhấn đặc biệt là ngành nuôi tôm công nghiệp, đánh bắt thủy sản và các trụ điện gió vươn cao trên nền trời - biểu tượng cho sự phát triển bền vững và là tiềm năng, thế mạnh chủ lực của tỉnh Bạc Liêu.Điểm nhấn của đường hoa TP.Bạc Liêu là tiểu cảnh gia đình nhà rắn vui tươi, no đủ với 2 con tượng trưng cho hạnh phúc, thịnh vượng. Trước khi đến với tiểu cảnh này, du khách được chào đón bởi cổng chào chúc mừng năm mới độc đáo, hấp dẫn. Cổng chào được trang trí với hai hình ảnh đặc sắc như: chú tôm đỏ ửng và chú cá mập tươi rói, mỗi chú đều ngậm thỏi vàng USD – biểu tượng của sự thịnh vượng. Hai linh vật này được thiết kế uốn lượn bay trên những tầng mây, thể hiện hình ảnh cá vượt vũ môn hóa rồng – biểu tượng của thành công và hạnh phúc.Ông Trần Văn Hiền, quyền Giám đốc Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng TP.Bạc Liêu, chủ đầu tư đường hoa TP.Bạc Liêu cho biết, đường hoa này không chỉ là công trình trang trí đặc sắc mà còn là thông điệp về sự trân trọng quá khứ, tự hào hiện tại và kỳ vọng vào tương lai thịnh vượng. Hình ảnh đường hoa đại diện cho một mùa xuân no ấm, đầy đủ và niềm hy vọng vào sự phát triển bền vững của quê hương Bạc Liêu.Đường hoa TP.Bạc Liêu Tết Nguyên đán Ất Tỵ hứa hẹn không chỉ là điểm đến hấp dẫn du khách đến tham quan, vui chơi, giải trí, trải nghiệm, chụp ảnh lưu niệm, check-in, mà còn là niềm tự hào của người dân Bạc Liêu. Qua đó góp phần nâng cao giá trị văn hóa và quảng bá hình ảnh tỉnh nhà ra khắp mọi miền đất nước.
Billiards carom 3 băng hiện đang là một môn thể thao có nhiều thế mạnh của Việt Nam trên đấu trường quốc tế. Tuy nhiên để chơi chuyên sâu bộ môn này là điều không dễ dàng, ngoài kỹ thuật đòi hỏi độ chính xác trong từng cú đánh, các tay cơ còn cần sự khéo léo, kiên trì và sáng tạo. Đặc biệt là sự tập trung trong những mùa giải thi đấu dài ngày đầy áp lực cạnh tranh.
Du khách bị 7 người đàn ông Ấn Độ cưỡng hiếp tập thể gây chấn động
Các nghiên cứu chỉ ra rằng một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thời gian sạc của iPhone nói riêng và smartphone nói chung chính là nhiệt độ, điều có thể thay đổi theo mùa cũng như điều kiện khí hậu. Kết quả là có những sự khác biệt rõ rệt giữa các thời điểm sạc pin, bao gồm cả sạc bằng cáp lẫn sạc không dây MagSafe, sạc khi sử dụng hay sạc ban đêm.Theo khuyến nghị của Apple, nhiệt độ lý tưởng để sạc iPhone là từ 20 đến 250C. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nhiệt độ 250C dưới ánh nắng mặt trời sẽ không giống như khi ở trong bóng râm. Ngoài ra, việc sử dụng iPhone trong khi sạc hay lựa chọn giữa sạc MagSafe và cáp cũng có thể tạo ra sự khác biệt, đặc biệt là giữa các phiên bản khác nhau của thiết bị.Mặc dù nhiệt độ lý tưởng để sạc iPhone là từ 20 - 250C nhưng thực tế cho thấy rằng iPhone sẽ sạc nhanh hơn trong môi trường có nhiệt độ 150C. Điều này có nghĩa trong mùa đông hoặc khi nhiệt độ thấp, việc sạc iPhone có thể hiệu quả hơn so với mùa hè.Cũng theo khuyến cáo, nhiệt độ cao có thể gây ra nhiều vấn đề cho quá trình sạc. Khi nhiệt độ tăng, iPhone có thể tạm dừng sạc hoặc thậm chí ngừng hoàn toàn khi đạt đến một mức phần trăm nhất định. Điều này buộc người dùng phải ngừng sử dụng điện thoại nếu muốn sạc đầy pin trước khi ra ngoài.Ngược lại, trong thời tiết lạnh, việc làm mát thiết bị trở nên dễ dàng hơn. Ngay cả khi sử dụng điện thoại, nhiệt độ của thiết bị cũng có thể được cải thiện. Tuy nhiên, việc sử dụng pin trong điều kiện lạnh không phải là giải pháp tốt vì nhiệt độ cực đoan có thể gây hại cho pin.